Điện sáng, đảo xa chuyển mình
Bổ sung nguồn, đảm bảo đủ điện
Cuối tháng 1/2015, dự án thí điểm điện mặt trời tại Côn Đảo chính thức được hoàn thành và phát điện sau 10 tháng triển khai xây dựng. Dự án có công suất đỉnh 36 kW, với sản lượng điện ước tính một năm hơn 51 MWh, bao gồm 7 giàn tấm module quang điện, 2 bộ biến đổi từ điện một chiều thành điện xoay chiều và được giám sát, theo dõi từ xa qua hệ thống truyền dữ liệu sử dụng sóng 3G. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 140 nghìn Euro do chính phủ Tây Ban Nha viện trợ và chuyển giao cho Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) vận hành, khai thác.
Tuy quy mô nhỏ nhưng dự án điện năng lượng mặt trời này tạo tiền đề cho việc sử dụng những dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường, đồng thời bổ sung cho đảo một nguồn điện mới để phục vụ kinh tế, xã hội. Cùng thời điểm kể trên, EVNSPC cũng đầu tư bổ sung và đưa vào vận hành hai máy phát điện, nâng tổng công suất khả dụng của nguồn điện diesel tại Côn Đảo lên 4.340 kW, gấp đôi công suất trước đó.
Trước tháng 8/2012, huyện đảo Phú Quý được cấp điện từ nhà máy diesel Phú Quý với tổng công suất nhà máy 3000 kW, cung cấp điện 16h/ngày. Đến tháng 8/2012, điện gió Phú Quý gồm 3 tuabin 2000kW/tuabin đã được đưa vào phát điện thương mại và đến tháng 7/2014, việc cấp điện trên đảo Phú Qúy được thực hiện 24h/ngày. Để đảm bảo công tác vận hành, cung cấp điện trong tình hình sử dụng điện tăng cao và tăng tần suất bảo trì, bảo dưỡng nhà máy và lưới điện sau khi vận hành phát điện 24h/ngày, công ty Điện lực Bình Thuận đã phải tăng cường nhân lực từ đất liền ra hỗ trợ đảo.
Điều kiện khí hậu nhiễm mặn cao của đảo Phú Qúy, Côn Đảo luôn gây ảnh hưởng lớn cho công tác vận hành an toàn hệ thống điện. Do đường xa xôi, cách trở nên việc vận chuyển nhiên liệu và các vật tư thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, các đơn vị điện lực trên đảo luôn nỗ lực để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện phát triển kinh tế, xã hội và giữ vững an ninh, quốc phòng tại đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Động lực phát triển
Từ giữa năm 2014, Chính phủ quyết định đưa giá bán điện tại các đảo trở về mức ngang bằng với đất liền. Điều này tạo sự phấn khích và là động lực rất lớn cho nhân dân, doanh nghiệp trên đảo phát triển sản xuất kinh doanh.
Khi hay tin nguồn điện được bổ sung, giá điện giảm, anh Nguyễn Quang Hiển, chủ cơ sở sản xuất đá lạnh tinh khiết Quang Minh (Côn Đảo) lên kế hoạch mở rộng sản xuất, thay mới thiết bị công nghệ và đầu tư kho chứa. Anh cho biết, dây chuyền sản xuất đá lạnh của gia đình anh có công suất đầu 10 tấn/ngày, song thời gian qua chỉ chạy với công suất 2 tấn/ngày, bởi giá điện, nước quá cao nên không có lãi, thậm chí làm càng nhiều càng lỗ.
Với giá điện 9.000 đồng/ kWh như trước đây, mỗi tháng anh phải trả 50-60 triệu đồng tiền điện. Kể từ khi giá điện giảm ngang giá đất liền, cùng với mức sản xuất đó, nhưng anh chỉ phải trả 13 - 14 triệu đồng/tháng. “Điện đầy đủ, chất lượng ổn định, giá lại giảm… là những động lực lớn cho không chỉ cá nhân tôi mà còn nhiều doanh nghiệp, người dân khác mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất” - anh Hiển nói.
Phó giám đốc Nhà nghỉ dưỡng công nhân lao động Bà Rịa - Vũng Tàu tại Côn Đảo, ông Nguyễn Đức Hiệp cũng cho biết, do giá điện giảm nên chi phí tiền điện của nhà nghỉ giảm mạnh từ khoảng 250 triệu đồng xuống còn 70 triệu đồng/tháng. Nhờ vậy, nhà nghỉ có nguồn kinh phí đầu tư đổi mới trang thiết bị theo hướng tiết kiệm điện, nâng cao chất lượng phục vụ du khách. Cũng nhờ có đủ điện, giá giảm nên nhà nghỉ này đang đầu tư mở rộng thêm 30 phòng, nâng tổng số phòng lên 98.
Ông Nguyễn Thành Chính- Chủ tịch UBND huyện Côn Đảo cho biết, nhờ điện năng được cung ứng đầy đủ dẫn đến khả năng đáp ứng nhu cầu lưu trú và các dịch vụ khác ngày càng cao nên lượng khách du lịch đến với Côn Đảo cũng ngày càng tăng cao. Tần suất các chuyến bay giữa TP Hồ Chí Minh - Côn Đảo và người lại cũng tăng lên có khi đến 10-12 chuyến/ngày. Dự kiến năm 2015 lượng khách đến Côn Đảo là 105.370 lượt, tăng 8,5% so với năm 2014.
Cuối tháng 1/2015, dự án thí điểm điện mặt trời tại Côn Đảo chính thức được hoàn thành và phát điện sau 10 tháng triển khai xây dựng. Dự án có công suất đỉnh 36 kW, với sản lượng điện ước tính một năm hơn 51 MWh, bao gồm 7 giàn tấm module quang điện, 2 bộ biến đổi từ điện một chiều thành điện xoay chiều và được giám sát, theo dõi từ xa qua hệ thống truyền dữ liệu sử dụng sóng 3G. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 140 nghìn Euro do chính phủ Tây Ban Nha viện trợ và chuyển giao cho Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) vận hành, khai thác.
Tuy quy mô nhỏ nhưng dự án điện năng lượng mặt trời này tạo tiền đề cho việc sử dụng những dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường, đồng thời bổ sung cho đảo một nguồn điện mới để phục vụ kinh tế, xã hội. Cùng thời điểm kể trên, EVNSPC cũng đầu tư bổ sung và đưa vào vận hành hai máy phát điện, nâng tổng công suất khả dụng của nguồn điện diesel tại Côn Đảo lên 4.340 kW, gấp đôi công suất trước đó.
Trước tháng 8/2012, huyện đảo Phú Quý được cấp điện từ nhà máy diesel Phú Quý với tổng công suất nhà máy 3000 kW, cung cấp điện 16h/ngày. Đến tháng 8/2012, điện gió Phú Quý gồm 3 tuabin 2000kW/tuabin đã được đưa vào phát điện thương mại và đến tháng 7/2014, việc cấp điện trên đảo Phú Qúy được thực hiện 24h/ngày. Để đảm bảo công tác vận hành, cung cấp điện trong tình hình sử dụng điện tăng cao và tăng tần suất bảo trì, bảo dưỡng nhà máy và lưới điện sau khi vận hành phát điện 24h/ngày, công ty Điện lực Bình Thuận đã phải tăng cường nhân lực từ đất liền ra hỗ trợ đảo.
Điều kiện khí hậu nhiễm mặn cao của đảo Phú Qúy, Côn Đảo luôn gây ảnh hưởng lớn cho công tác vận hành an toàn hệ thống điện. Do đường xa xôi, cách trở nên việc vận chuyển nhiên liệu và các vật tư thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, các đơn vị điện lực trên đảo luôn nỗ lực để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện phát triển kinh tế, xã hội và giữ vững an ninh, quốc phòng tại đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Động lực phát triển
Từ giữa năm 2014, Chính phủ quyết định đưa giá bán điện tại các đảo trở về mức ngang bằng với đất liền. Điều này tạo sự phấn khích và là động lực rất lớn cho nhân dân, doanh nghiệp trên đảo phát triển sản xuất kinh doanh.
Khi hay tin nguồn điện được bổ sung, giá điện giảm, anh Nguyễn Quang Hiển, chủ cơ sở sản xuất đá lạnh tinh khiết Quang Minh (Côn Đảo) lên kế hoạch mở rộng sản xuất, thay mới thiết bị công nghệ và đầu tư kho chứa. Anh cho biết, dây chuyền sản xuất đá lạnh của gia đình anh có công suất đầu 10 tấn/ngày, song thời gian qua chỉ chạy với công suất 2 tấn/ngày, bởi giá điện, nước quá cao nên không có lãi, thậm chí làm càng nhiều càng lỗ.
Với giá điện 9.000 đồng/ kWh như trước đây, mỗi tháng anh phải trả 50-60 triệu đồng tiền điện. Kể từ khi giá điện giảm ngang giá đất liền, cùng với mức sản xuất đó, nhưng anh chỉ phải trả 13 - 14 triệu đồng/tháng. “Điện đầy đủ, chất lượng ổn định, giá lại giảm… là những động lực lớn cho không chỉ cá nhân tôi mà còn nhiều doanh nghiệp, người dân khác mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất” - anh Hiển nói.
Phó giám đốc Nhà nghỉ dưỡng công nhân lao động Bà Rịa - Vũng Tàu tại Côn Đảo, ông Nguyễn Đức Hiệp cũng cho biết, do giá điện giảm nên chi phí tiền điện của nhà nghỉ giảm mạnh từ khoảng 250 triệu đồng xuống còn 70 triệu đồng/tháng. Nhờ vậy, nhà nghỉ có nguồn kinh phí đầu tư đổi mới trang thiết bị theo hướng tiết kiệm điện, nâng cao chất lượng phục vụ du khách. Cũng nhờ có đủ điện, giá giảm nên nhà nghỉ này đang đầu tư mở rộng thêm 30 phòng, nâng tổng số phòng lên 98.
Ông Nguyễn Thành Chính- Chủ tịch UBND huyện Côn Đảo cho biết, nhờ điện năng được cung ứng đầy đủ dẫn đến khả năng đáp ứng nhu cầu lưu trú và các dịch vụ khác ngày càng cao nên lượng khách du lịch đến với Côn Đảo cũng ngày càng tăng cao. Tần suất các chuyến bay giữa TP Hồ Chí Minh - Côn Đảo và người lại cũng tăng lên có khi đến 10-12 chuyến/ngày. Dự kiến năm 2015 lượng khách đến Côn Đảo là 105.370 lượt, tăng 8,5% so với năm 2014.